Nhiều người chọn mua vang đều chọn theo năm ghi trên nhãn chai vì cho rằng rượu vang để càng lâu càng ngon. Vậy điều đó liệu có đúng không ? Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.
Một số chai rượu vang thường có ghi năm sản xuất trên nhãn chai. Căn cứ vào đó ta có thế biết được chai vang đó đã được ủ bao nhiêu lâu. Tuy nhiên, với mỗi quốc gia, đất nước khác nhau thì định nghĩa về số năm ghi trên nhãn chai cũng có phần khác nhau. Đối với các nước Châu Âu, năm ghi trên nhãn chai là năm thu hoạch nho nhưng đối với các dòng vang của Úc và Mỹ thì năm ghi trên nhãn chai còn là năm đóng chai của loại rượu đó.
Những người sành vang thường sẽ quan tâm đến niên vụ của từng giống nho, hãng sản xuất, pha chế rượu chứ không phải rượu vang để càng lâu càng ngon.
Rượu vang cũng giống như con người, cũng đi qua các giai đoạn từ trẻ, trung niên, già và lão hóa. Khác với rượu mạnh, lên men phải trải qua quá trình trưng cất phức tạp thì với rượu vang đây là quá trình lên men tự nhiên của các giống nho. Với mỗi giống nho tương ứng với từng chai rượu vang lại có một tuổi thọ khác nhau. Đó là lý do mà không phải rượu vang để càng lâu càng ngon.
Với các dòng vang Ý, không khó để biết về các giống nho làm nên rượu vang. Rượu vang Italy thường có tên gọi theo giống nho và vùng địa lý trên nhãn chai. Thường với các giống nho nổi tiếng của Ý như Moscato, Sangiovese, Montepulciano,…sẽ cho ra những dòng rượu vang có hạn sử dụng từ 3 – 20 năm. Bên cạnh đó vẫn có những dòng rượu vang thượng hạng có tuổi thọ lên đến cả trăm năm.
Theo một số chuyên gia, tuổi thọ của rượu vang còn dựa vào điều kiện thời tiết. Nếu thời tiết quá lạnh, nho không chín được thì mức đường giảm sút, tỷ lệ alcohol thấp. Hoặc những năm mưa nhiều, nho bị sũng nước thì rượu sẽ không để được lâu.
Trên đây là những chia sẻ về quan điểm rượu vang để càng lâu càng ngon. Hy vọng những người yêu vang đã có những cái nhìn khách quan về quan điểm này. Mọi thắc mắc về rượu vang vui lòng liên hệ tới Monteverdi qua 024.2269.6999.